Quy trình thiết kế và sản xuất hàng may mặc qua các công đoạn

Quy trình thiết kế và sản xuất hàng may mặc qua 06 bước  sau đây : 

  • Bước 1: Thiết kế rập trong may mặc:                                                                                                                     – Thiết kế rập là bước phải thực hiện đầu tiên để tạo ra bản gốc của trang phục đó. Dựa vào rập hình ảnh, xưởng sẽ tiến hành sản xuất các sản phẩm với nhiều số size khác nhau để phục vụ cho mọi khách hàng.
  • Có 2 loại thiết kế rập:

     – Rập tay:

     Là phương pháp truyền thống, người thợ sẽ sử dụng thước, kéo, bút, giấy cứng và công thức chuẩn để phác họa ra bản mẫu gốc dựa vào form châu Âu, châu Á, hay Việt Nam.

     – Rập máy:

     Sử dụng các phần mềm chuyên dụng cho ngành may như: Gerber, Optitex, … với ưu điểm là tiết kiệm công sức và thời gian, cho phép người dùng tùy chỉnh size và chạy sơ đồ.

  • Bước 2: Trải vải và cắt tạo sản phẩm

     Khi hoàn thành xong rập, người thợ sẽ dựa vào sơ đồ này để biến một tấm vải “sống” trở thành những sản phẩm thời trang như váy, áo, quần, …

     Công đoạn này có mục đích là biến nguyên liệu thô thành các tấm vải mảnh để chuẩn bị cho khâu may sản phẩm. Trong khâu này cần yêu cầu sự tập trung, khéo tay và cẩn thận vì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm, vì:

     – Sẽ loại bỏ tất cả bán thành phẩm bị lỗi

     – Cần đảm bảo đúng kỹ thuật của các bán thành phẩm gồm: thông số, kích cỡ, số lượng, …

     – Tạo ra được các bán sản phẩm chuẩn để không làm mất thời gian cho giai đoạn sau.

     Có 2 cách thực hiện để cắt vải thành bán thành phẩm là cắt vải bằng máy cắt công nghiệp và cắt vải cầm tay.

     Hầu hết những người thợ ở khâu này đều có kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp hạn chế tình trạng cắt hư, cắt sai, cắt thiếu, … gây ảnh hưởng đến cả tiến trình công việc sản xuất.

     Bước 3: May thành sản phẩm hoàn thiện 

     Bộ phận may sau khi những cách bán sản phẩm sẽ nhanh chóng ráp thành bộ trang phục hoàn chỉnh và tiến hành may. Vì có rất nhiều kiểu sản phẩm thời trang và chất liệu vải sử dụng nên sẽ có nhiều kiểu may đa dạng:

     – May vắt sổ

     Kiểu may giống như móc xích, giống với cách may thông thường mà chúng ta thường làm.

     – Đường may móc xích kép

     Tương tự như ở trên, kiểu may này được hình thành do một mũi kim kết hợp 1 mũi móc tạo thành đường móc xích bên dưới nguyên liệu. Cứ tiếp tục các mũi may tiếp theo tạo thành đường may hoàn chỉnh. Ưu điểm nổi bật của may móc xích kép là giúp sản phẩm có độ đàn hồi tốt hơn.

     – Đường may móc xích đơn

     Người thợ chỉ cần dùng mũi may 1 chỉ của kim để tạo ra đường vòng xích khóa chặt nhau phía bên dưới sản phẩm. Ưu điểm của nó là thời gian thực hiện nhanh, nhưng nhược điểm lớn là không bền, dễ tuột thường chỉ dùng để may đường chìm hoặc đính khuy áo, quần mà thôi.

      Bước 4: Là ủi sản phẩm 

     Là một trong những khâu quan trọng phải có trong quy trình sản xuất hàng may mặc. Công đoạn này có tác dụng giúp cho sản phẩm thêm đẹp mắt, đạt chất lượng và được người tiêu dùng đánh giá cao.

     Mặc dù chúng ta thường là ủi quần áo tại nhà và nghĩ rằng nó quan trọng. Nhưng trong khâu sản xuất thì công đoạn này càng phải kỹ lưỡng hơn. Chỉ một chút lơ là sẽ làm cháy sản phẩm, đổi màu, co rút, … Và tất nhiên thành phẩm này không được xuất đi và loại bỏ, làm tốn chi phí và thời gian thực hiện.

     Vì là công đoạn quan trọng nên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguyên liệu. Nếu làm không đúng sẽ làm biến chất nguyên liệu như co rút, đổi màu, cháy thành phẩm,.. . Làm giảm đi chất lượng của sản phẩm.

     Một số phương pháp ủi, ép thường được sử dụng phổ biến:

     – Ủi thiết kế: Tạo hình sản phẩm bằng cách kéo dãn, uốn, nén kép giúp tạo ra độ phồng tại những vị trí nhất định trên trang phục.

     – Ủi phẳng: Loại bỏ những hình dạng không đúng trên bề mặt và giảm các nếp nhăn trở nên thẳng mịn.

     – Ủi sau khi may xong.

     – Ủi ngay sau khi cắt thành bán thành phẩm.

     –  Ủi để tạo kiểu dáng sau cùng của thành phẩm.

      Bước 5: Kiểm tra chất lượng thành phẩm tổng thể

     Đây là công đoạn cuối cùng để kiểm tra xem sản phẩm đó có đạt tiêu chuẩn để xuất ra thị trường hay giao đến tay khách hàng hay không.

     Các phương pháp kiểm định:

     Theo giai đoạn

     – Kiểm tra các bán thành phẩm ngay sau khi cắt.

     – Kiểm tra các thành phẩm ngay sau công đoạn may.

     Theo địa điểm

     – Kiểm tra cố định mọi chi tiết sản phẩm để để xác định chất lượng.

     – Kiểm tra đột xuất trong từng khâu làm việc để tăng hiệu quả sản xuất cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất.

     -Kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện ra các nguyên nhận sai để sửa chữa nhanh chóng.

      Bước 6: Quản lý sản xuất may mặc

     Quản lý sản xuất may mặc sẽ đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng, số lượng cũng như tiến độ làm việc trong từng khâu. Quy trình làm việc của một nhân viên quản lý sẽ diễn ra như sau:

     – Tiếp nhận các đơn hàng từ bộ phận kinh doanh và bắt đầu lập trình trình sản xuất.

     – Ước lượng về ngân sách và thời gian sản xuất. Đảm bảo tình trạng hàng hóa diễn ra đúng theo như ước tính ban đầu.

     – Lập báo cáo trong quá trình sản xuất.

     – Phân công từng công việc cho các bộ phận sản xuất cấp dưới.

     – Lên kế hoạch điều phối, chọn mua nguyên liệu, vật tư phù hợp.

     – Kiểm định, khắc phục lỗi và đánh giá sản phẩm trước khi giao  đến tay khách hàng.

      Phát triển tân tiến nhất trong ngành may mặc gần đây 

     CAD/CAM

     CAD và CAM là hai công nghệ hiện đại làm thay đổi rất nhiều trong cách thức sản xuất trước đây. Trong đó, CAM là phần mềm hỗ trợ trong quá trình hoạt động máy móc cho máy tính và CAD là phần mềm hỗ trợ trong khâu thiết kế cho máy tính.

     Hầu như các công ty sản xuất hàng may mặc lớn hiện nay đều trang bị hệ thống CAD/CAM để giúp cho quá trình sản xuất diễn ra trơn tru và đạt chuẩn hơn.

     CAD/CAM nói chung là một hệ thống giúp kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất các sản phẩm may mặc.

    Trong CAD, bạn có thể thiết kế ra nhiều sản phẩm thời trang nhanh nhất bằng cách sử dụng 1 trong những phần mềm cho phép như: Corel Draw, Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, …

     – Trong CAM sẽ giúp bạn có thể nhảy cỡ, cắt, may và đưa ra sơ đồ kiểm soát quá trình thực hiện

     – Trong CAD/CAM còn hỗ trợ phần mô hình thiết kế 2D và 3D giúp kiểm soát tất cả con số trong những thiết bị hoạt động sản xuất.

     Tại sao các xưởng sản xuất nên sử dụng CAD/CAM thay thế cho phương pháp thiết kế và sản xuất thủ công trước đây? Vì hệ thống này có nhiều ưu điểm nổi bật như sau:

     – Giảm thiểu tối đa chi phí cũng như thời gian thực hiện

     – Bạn có thể thiết kế ở bất kỳ nơi đâu, thời gian nào, đem lại sự tiện lợi nhất định.

     – Các dữ liệu thực hiện dễ dàng lưu trữ, gửi đi hoặc di chuyển sang các loại máy tính khác.

     – Các mẫu vải kỹ thuật số dễ dàng lưu lại trên đĩa ZIP, địa mềm, CD-ROM hay ổ đĩa cứng để tiết kiệm không gian. Thêm vào đó, bạn có thể sắp xếp chúng gọn gàng và tìm nhanh hơn.

     – Dễ điều chỉnh và cá nhân hóa các mẫu đã thiết kế bất kỳ lúc nào mà không phát sinh chi phí hay chờ đợi lâu.

     Và thêm lợi ích lớn nhất từ hệ thống CAD/CAM cho các nhà thiết kế là không cần mất quá nhiều thời gian chỉ để sản xuất loại vải mới. Vì họ có thể tìm được chúng với nhiều kiểu dáng, màu sắc đa dạng thông qua phần mềm này.

    • Để hiểm thêm về ngành may mặc tại Việt Nam hay mọi thắc măc hoặc tư vấn hỗ trợ về sản phẩm hay quy trình sản xuất của ngành may mặc xin  bạn liên hệ với chúng tôi.
    • Mr Triều  (Call / Zalo) : 0906.208.485
    • Mr Trung (Call / Zalo) : 0913.866.365
    • Mail: congtygtex@gmail.com
    • Website: https://gtex.vn/

Tin Liên Quan